Ai cũng muốn con cái lớn lên thành công, trở thành người có ích cho xã hội, cho đất nước. Thiếu những yếu tố và kỹ năng cần thiết sẽ khiến con khó thành công hơn.
Bất kể là hoàn cảnh sống hay cách giáo dục của cha mẹ đều tác động sâu sắc đến trẻ.
Trẻ em giống như những miếng bọt biển. Chúng hấp thụ tất cả mọi thứ nhiều nhất có thể.
Mỗi đứa trẻ muốn thành công trong tương lai, có 5 yếu tố không thể thiếu:
Môi trường sống đáng tin cậy
Trẻ cần biết mình được bảo vệ khỏi thế giới bên ngoài. Khi trẻ bắt đầu phát triển, các cảm quan sẽ được phát triển dựa trên môi trường xung quanh.
Nếu môi trường xung quanh liên tục thay đổi, trẻ sẽ khó lòng cảm thấy an toàn.
Trẻ sẽ bắt đầu thắc mắc vì sao mình liên tục phải chuyển từ nơi này đến nơi khác.
Điều này đặc biệt đúng với những những đứa trẻ bị chuyển từ trại trẻ mồ côi này đến trại trẻ mồ côi khác.
Môi trường xung quanh trẻ cần ổn định và thống nhất. Ví dụ trẻ cần nắm rõ nơi nào trong phòng có thể tìm được món đồ yếu thích của mình. Điều đó giúp trẻ phát triển sự tin tưởng.
Trẻ thích những thứ quen thuộc, ổn định, giúp trẻ hiểu những ranh giới phù hợp.
Khi lớn lên, trẻ bắt đầu bày tỏ ranh giới của chính mình với môi trường sống và mọi người xung quanh.
Cơ hội trưởng thành
Trẻ sẽ không thể trưởng thành nếu người lớn không cho trẻ cơ hội. Từ những việc nhỏ như học cách đếm tiền hay thay lốp xe hỏng, trẻ cần được trải nghiệm ngoài đời thực.
Tiềm năng của trẻ gắn liền với những thời điểm trẻ được phép ra ngoài vùng an toàn bình thường và thử nghiệm những kỹ năng của mình.
Học phải đi đôi với hành, thực hành giúp trẻ hiểu vì sao và khi nào mình sẽ cần những kỹ năng đó trong cuộc sống mai sau.
Nếu cha mẹ quá bao bọc trẻ, không để trẻ học cách nấu bữa cơm, cách nhờ giáo viên giúp đỡ, thì đó là đang làm hại trẻ.
Trưởng thành đơn thuần là sự mở rộng kiến thức, và trẻ cần tất cả kiến thức mà người lớn trao cho chúng.
Sự kết nối
Khi còn nhỏ, trẻ cảm thấy thoải mái khi ở cạnh những người quan tâm, chăm sóc trẻ. Đó là người bên trẻ khi chúng sợ hãi, lo âu.
Con người là sinh vật cần có sự kết nối với nhau, dù chỉ là một cái chạm nhẹ hay một ánh mắt nhìn.
Khi trẻ cảm thấy không được kết nối với mọi người, trẻ sẽ tự ti và cảm thấy mình không thuộc về nơi nào cả.
Sự xa cách về mặt cảm xúc của người lớn khiến trẻ cảm thấy mình sai, khiến trẻ bối rối, và hủy hoại sự tự tin của trẻ trong thời gian dài.
Do đó ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ cần két nối với con cái, không đơn giản vì cha mẹ là người chăm sóc trẻ, mà còn vì đó là nhu cầu không thể thiếu của con.
Sự khích lệ
Trẻ nhỏ cần nhận được khích lệ, động viên. Cha mẹ thường chỉ soi mói sai lầm, thiếu sót của trẻ, khiến trẻ cảm thấy mình chỉ toàn lỗi sai.
Trẻ sẽ tin tưởng phần lớn những điều chúng được nghe.
Nếu chia sẻ với trẻ những điều tích cực, cha mẹ có thể tạo cho trẻ động lực, niềm tin giúp trẻ tiếp tục trong khi đang muốn từ bỏ.
Sự khích lệ của người lớn giúp trẻ dám là chính mình, dám ước mơ và ôm những hoài bão.
Mỗi lời nói động viên, cử chỉ khích lệ sẽ cho thấy niềm tin của người lớn với trẻ.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Con người không thể lúc nào cũng giải quyết được tất cả, và chúng ta cũng không nên cố gắng như vậy.
Trẻ muốn học cách tư duy và giaie quyết vấn đề hàng ngày, cũng cần được phép làm như vậy.
Vai trò của người lớn không phải là nhảy vào cuộc, thay đổi tất cả để tốt nhất cho trẻ. Cần để trẻ tự mình xoay xở phương án khác.
Từ việc quên làm bài tập về nhà đến nhà hết gas, trẻ cần trải nghiệm những rắc rối để học cách xử lý.
Là người lớn, chúng ta cần tạo điều kiện cho trẻ tư duy độc lập, trao quyền cho trẻ tự khám phá tiềm lực của bản thân.
Muốn thành công, trẻ buộc phải nếm trải thất bại.
Phần lớn những đứa con chỉ có 18 năm ở bên bố mẹ. 18 năm nghe có vẻ rất dài, nhưng 18 năm ấy sẽ không thể cho trẻ tất cả trải nghiệm và kỹ năng cần thiết để bước vào đời.
Tuy nhiên 5 yếu tố trên là những điều cơ bản sẽ không thay đổi, ngay cả khi trẻ trưởng thành, nó chỉ tồn tại ở một dạng khác mà thôi.
Thành công có nhiều hình dáng khác nhau, nhưng chúng đều bắt đầu từ cùng một con đường.
Ở mỗi đứa trẻ, chúng ta đều có thể thấy những khả năng vô tận.